“Nên tiếp cận tượng Bà từ góc độ văn hóa – giáo dục”

LTS: Mấy ngày qua, truyền thông liên tục phản ánh sự xuất hiện của tượng Bà Chúa Xứ trên Núi Sam. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin gởi đến bạn đọc bài viết của ông Nguyễn Thanh Phong- giảng viên Ngữ văn (ĐH An Giang) dưới góc độ của người nghiên cứu tín ngưỡng tôn giáo bản địa Việt Nam.

Việc Cty TNHH MGA Việt Nam thi công tượng Bà cao gần 20m trên đỉnh Núi Sam (TP Châu Đốc – An Giang) đã dấy lên luồng thông tin trái chiều. Chuyện đúng – sai, rồi đây cơ quan chức năng sẽ phán quyết. Vấn đề quan trọng nhất bây giờ là nên tìm cách hài hòa nguyện vọng của nhân dân với lãnh đạo địa phương, chủ đầu tư để tìm ra phương án xử lý hay nhất.

Thêm

“Khởi thủy, đốt vàng mã mang ý nghĩa nhân văn”

Vàng mã và tục đốt vàng mã (VM, TĐVM) có nguồn gốc xa xưa. Khởi thủy, nó có ý nghĩa tốt lành… Trải qua thời gian, tập tục này không ngừng vận động cùng với những đổi thay của hiện thực cuộc sống. Đặc biệt, gần đây dư luận xã hội lên án và kêu gọi dẹp bỏ. Tuy nhiên, dưới góc độ của nhà nghiên cứu, ông Nguyễn Thanh Phong – giảng viên ĐH An Giang, người dành nhiều thời gian nghiên cứu tín ngưỡng tôn giáo bản địa Việt Nam – lại cho rằng, bản thân VM, TĐVM không có lỗi, lỗi ở đây là do chính con người gây ra.

Thêm

Từ những câu chuyện xưa, nghĩ về chuyện Mr Đàm “tố” mẹ

20161215133907-1-dam-vinh-hung-fcvb

Điều cốt lõi không phải là hành vi tố cáo mẹ, mà là động cơ và mục đích của hành vi đó. Nếu nó xuất phát từ tình yêu thương mẹ, mong muốn hòa giải mối bất hòa mẹ con, nỗ lực cứu vãn cuộc sống của mẹ, lôi mẹ cùng mình ra khỏi vòng xoáy khổ đau và tội lỗi… thì xét cho cùng, hành vi của anh là đáng trân trọng.

Thêm

“Hiền tài là nguyên khí” và câu chuyện “quốc gia”, “tỉnh lẻ”

%e4%b8%8b%e8%bc%89-1

Giáo dục – đào tạo là sự nghiệp chung mang tầm quốc gia. Mọi quyết sách giáo dục cần được đánh giá, nhìn nhận trên một cái nhìn tổng thể là lợi ích toàn cục, chứ không phải vì niềm kiêu hãnh của người mạnh hay lòng tự ái cá nhân của người yếu thế. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, những ý kiến trái chiều thời gian qua đã giúp chúng ta nhận thức rõ hơn tính đa diện của một sự kiện xưa nay chưa hề có tiền lệ.

Thêm

Truyền thống đạo Nho có làm cho Việt Nam “nghèo mãi” không?

nho-giao-1

Trong bài viết Nghèo vì thói quen thụ động đăng trên Vietnamnet ngày 20.10.2016, tác giả Minh Phước có viết: Một nguyên nhân nữa khiến cho người Việt ‘nghèo mãi’ là văn hóa cổ truyền thống nước mình gắn liền xuyên suốt với đạo Nho, mà đạo Nho là đặt việc buôn bán làm hàng thứ yếu, không được coi trọng – ‘nhất sĩ, nhì nông, tam công, tứ thương’”. Trên thực tế, truyền thống đạo Nho có làm cho người dân Việt Nam “nghèo mãi” như tác giả Minh Phước nói hay không? Bài viết xin đi sâu phân tích để làm rõ quan điểm này.

Thêm

Những kỷ niệm Đài Loan của vợ chồng Phong – Tuyết

IMG_4382

Đào Viên có Hổ Đầu Sơn, Có đền Quan Thánh có cơn mưa chiều

Thêm

Hình ảnh

Không cần thiết phải duy trì khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”

thlhhv-305

Đã qua rồi thời kỳ hô hào bằng khẩu hiệu, chúng ta cần thay đổi cách sống và hành xử văn minh trong thời đại thông tin đa chiều, đòi hỏi nhận thức và hành động thực tâm, thực chất.

Thêm

SV Đại học Thành Công tốt nghiệp, nghĩ về SV Đại học An Giang

part_138135_7732389_45174

Thanh Phong

Mấy ngày nay, sân trường ĐH Thành Công sôi nổi các hoạt động mừng lễ tốt nghiệp của SV, cả các bạn SV hệ đại học lẫn học viên các hệ thạc sĩ, tiến sĩ. Hàng cây phượng tại Khoa Văn học Trung Quốc cũng nở tung những chùm hoa rực lửa đưa tiễn một thế hệ SV nữa rời khỏi giảng đường của một ngôi trường có bề dày 85 năm lịch sử. Từng khóm hoa hoàng hậu nở vàng rực bên con đường nối liền từ khu Cheng Kung sang khu Guang Fu như cũng muốn làm phông nền tươi tắn hơn trong bức tranh tốt nghiệp rộn ràng của các bạn. Tôi thấy từng đoàn SV hân hoan hạnh phúc trong lễ phục tốt nghiệp quây quần chụp ảnh giữa sân trường, tại khu hồ nước Cheng Kung Lake và nơi có cây đa đẹp nhất xứ Đài, vườn Banyan Garden. Niềm vui vẻ, phấn khởi, hạnh phúc là những gì mà tôi cảm nhận được từ trên khuôn mặt các bạn và những người thân của các bạn. Hiện lên trong tâm trí tôi những khuôn mặt trắng trẻo, căng phính mịn màng, tươi cười hớn hở, nó gieo vào lòng tôi cảm giác của sự tự tin và vững chãi bước vào đời. Tôi thấy các bạn có sức mạnh của những công dân hiên ngang, tự chủ và đầy bản lĩnh.

Thêm

夢旅字國

Jpeg

                                                         阮清風

昨夜做夢,夢中遇見草船送我來字國,

船游於兩岸蘆花之間,瀟瀟的風吹,

「鯉」字「魚」字從容向東西奔涌,

「鱷」字「蛙」字泥潭上躺著曬太陽。

Thêm

Châu Đốc Tân lộ kiều lương ký (1828)

Phần còn lại của bia Tân Lộ Kiều Lương  Ký

Phần còn lại của bia Tân lộ kiều lương ký

Sau khi đắp xong con đường nối liền từ đồn Châu Đốc đến Núi Sam (xã Vĩnh Tế), Thoại Ngọc Hầu cho soạn bài Châu Đốc tân lộ Kiều Lương ký để ghi chép lại toàn bộ sự việc, rồi khắc vào bia đá đặt tại đầu đường phía Núi Sam. Đến nay, phần nội dung chính bằng Hán văn của tấm bia đã thất lạc, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hầu đã cố gắng tìm kiếm nhiều năm nhưng cũng chỉ đào được hai mảnh vỡ của tấm bia tại chân Núi Sam. Hiện không còn tư liệu nào lưu giữ lại toàn văn bài ký, chỉ còn bản dịch sang chữ quốc ngữ của cụ Ngạc Xuyên Ca Văn Thỉnh đăng trên Đại Việt tạp chí năm 1943 (dẫn theo Nguyễn Văn Hầu trong cuốn Thoại Ngọc Hầu và công cuộc khai phá miền đất Hậu Giang), và một bản dịch bài ký sang tiếng Pháp rồi được dịch lại bằng tiếng Việt (dẫn theo Trần Hoàng Vũ trong bài viết Tìm lại văn bia Châu Đốc tân lộ kiều lương ký đăng trên Tạp chí Văn hóa  Lịch sử An Giang số tháng 04-2013), nội dung hai bản dịch này cũng có nhiều chỗ chệch choạc chưa thống nhất.

Thêm

Previous Older Entries